CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN FSSC 22000 MỚI NHẤT

tiêu chuẩn FSSC

FSSC 22000 là gì?

FSSC là tên viết tắt của Tổ chức chứng nhận Hệ thống an toàn thực phẩm (Food Safety System Certification) có trụ sở được đặt tại Hà Lan.

FSSC 22000 là tiêu chuẩn được xây dựng với mục đích chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm cho các đơn vị sản xuất và chế biến trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSSC 22000 cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý hiệu quả trách nhiệm về chất lượng và an toàn thực phẩm cho đơn vị áp dụng. 

Việc doanh nghiệp được chứng nhận FSSC giúp khẳng định rằng doanh nghiệp có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý đối tác và người tiêu dùng.

FSSC 22000 được thiết kế để có thể dễ dàng tương thích với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác và điển hình là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và có thể được áp dụng vào một hệ thống quản lý tích hợp.

FSSC 22000 là một tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm chuyên sâu hơn so với ISO 22000 do đó nếu không có sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn FSSC 22000 dày dặn kinh nghiệm thì doanh nghiệp sẽ khó có thể tuân thủ theo các quy định của FSSC cũng như có thể gây tốn kém cho doanh nghiệp rất nhiều.

Đây cũng chính là lý do tại sao hiện nay có rất ít doanh nghiệp Việt được chứng nhận FSSC 22000. Tuy nhiên thì việc được chứng nhận FSSC 22000 cũng giúp doanh nghiệp khẳng định được năng lực của mình và dễ dàng đưa sản phẩm của mình vào các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản

Các phiên bản FSSC 22000

Ra mắt lần đầu vào 05/2009 với phiên bản FSSC 22000 Version 1 và cho tới hôm nay, FSSC đã có 5 phiên bản như sau:

  • FSSC 22000 Version 1 được ra mắt vào 05/2009.
  • FSSC 22000 Version 2 được ra mắt vào 02/2010.
  • FSSC 22000 Version 3 được ra mắt vào 02/2013.
  • FSSC 22000 Version 4.1 được ra mắt vào 07/2017.
  • FSSC 22000 Version 5.1 được ra mắt vào 05/2019.

Phiên bản cao nhất và được thừa nhận ở hiện tại là FSSC 22000 Version 5.1 với 4 phần chính là ISO 22000, ISO 9001, các chương trình tiên quyết tùy theo từng ngành hàng, các yêu cầu thêm vào của FSSC.

Dù ở phiên bản nào, mục đích chính khi áp dụng FSSC luôn là kiểm soát sự an toàn trong toàn chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu nuôi trồng, chế biến, đóng gói cho đến phân phối tới người tiêu dùng.

Thành phần của FSSC 22000 là gì?

Các yêu cầu chứng nhận FSSC 22000 có thể được chia thành 3 thành phần sau:

  • ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 cung cấp cơ sở cho FSMS nhưng bản thân nó không đủ để được GFSI công nhận, đó là lý do tại sao FSSC 22000 cần có hai thành phần khác.

  • PRP hoặc Chương trình tiên quyết

Tiêu chuẩn này dựa trên ISO/TS 22002-1 về các yêu cầu đối với cách bố trí và xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp, dịch vụ bảo trì, thông tin sản phẩm, vệ sinh của nhân viên, hệ thống phòng vệ và gian lận thực phẩm, cùng những yêu cầu khác.

  • Yêu cầu bổ sung của FSSC 22000 – Các yêu cầu

Bổ sung bao gồm tuân thủ các quy định, quản lý nhân viên an toàn thực phẩm, cũng như ghi lại và xem xét các dịch vụ quản lý như tiện ích, vận chuyển và bảo trì.

Quy trình tư vấn – đào tạo FSSC 22000

Dịch vụ tư vấn FSSC 22000 của ICOC sẽ bao gồm 5 mục tiêu chính như sau:

  • Tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000 trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong áp dụng FSSC 22000 vào hệ thống.
  • Đào tạo nhận thức về FSSC 22000 và đào tạo đánh giá viên nội bộ theo tiêu chuẩn FSSC 22000.
  • Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuẩn bị và áp dụng hồ sơ, tài liệu FSSC 22000.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn đơn vị, hỗ trợ đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá nội bộ (nếu cần thiết).

Dịch vụ tư vấn FSSC 22000 sẽ giúp doanh nghiệp có thể tuân thủ theo những quy định từ FSSC 22000 một cách thuận lợi và có hiệu quả cao từ đó nhanh chóng được chứng nhận FSSC 22000.

Quy trình tư vấn FSSC 22000

Bước 1. Khảo sát thực trạng hệ thống an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 2. Đào tạo nhận thức theo tiêu chuẩn FSSC 22000 Version 5.1.

Bước 3. Lập kế hoạch và chuẩn bị hệ thống tài liệu:

Phân tích kế hoạch, phân công trách nhiệm các bộ phận xây dựng các tài liệu FSSC 22000.

Hướng dẫn viết tài liệu và điều chỉnh tài liệu cho phù hợp với tiêu chuẩn FSSC 22000.

Bước 4. Hướng dẫn ban hành triển khai áp dụng hệ thống tài liệu FSSC 22000 cho các phòng ban liên quan.

Bước 5. Đào tạo kỹ năng đánh giá nội bộ theo FSSC 22000.

Bước 6. Hướng dẫn họp xem xét của lãnh đạo theo FSSC 22000.

Bước 7. Đăng kí đánh giá sơ khảo theo FSSC 22000.

Bước 8. Đánh giá chứng nhận chính thức FSSC 22000.

Bước 9. Hướng dẫn xử lý khắc phục những điểm chưa phù hợp sau đánh giá chứng nhận và kết thúc cấp chứng nhận FSSC 22000.

Thời gian tư vấn FSSSC 22000 sẽ tùy thuộc và ngành hàng của doanh nghiệp cũng như khả năng áp dụng của doanh nghiệp.

Chứng nhận FSSC 22000 sẽ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm và sau khi hết hạn, doanh nghiệp sẽ cần trải qua một quá trình đánh giá lại để được công nhận và gia hạn chứng nhận.

Doanh nghiệp nào có thể áp dụng FSSC 22000

FSSC 22000 có thể được áp dụng cho các tổ chức hay doanh nghiệp thuộc những nhóm ngành như sau:

  • Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm/ thức ăn chăn nuôi.
  • Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  • Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm/ đồ uống.
  • Nhà sản xuất thực phẩm/ đồ uống.
  • Nhà sản xuất nguyên liệu/ phụ gia.
  • Nhà sản xuất bao bì thực phẩm.
  • Nhà bán lẻ thực phẩm.
  • Nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh.
  • Các doanh nghiệp gián tiếp trong cung ứng thực phẩm (nhà sản xuất hóa chất dùng trong thực phẩm, nhà sản xuất thiết bị dùng trong chế biến thực phẩm, nhà sản xuất thiết bị làm sạch,…)

Được xem như một tiêu chuẩn về hệ thống an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu, FSSC 22000 sẽ phù hợp với những doanh nghiệp cần xuất khẩu hàng hóa có liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm ra những thị trường khó tính đặc biệt là Liên minh Châu Âu.

Danh sách quy trình theo FSSC 22000

Các quy trình của FSSC sẽ giúp cho đơn vị áp dụng có một trình tự cụ thể để có thể vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách hiệu quả do đó việc chuẩn bị, và xây dựng các quy trình theo FSSC 22000 vô cùng quan trọng.

Việc văn bản hóa các quy trình sẽ giúp những người khác nhau có thể thực hiện quy trình theo cùng một cách và hạn chế việc đưa ra những kết quả không như ý muốn.

Danh sách các Thủ tục cần có theo FSSC 22000 version 5.1:

  • Thủ tục về đánh giá rủi ro và cơ hội
  • Thủ tục kiểm soát thông tin dữ liệu, tài liệu, hồ sơ
  • Thủ tục quản lý máy móc/ thiết bị
  • Thủ tục kiểm soát thiết bị đo lường
  • Thủ tục đào tạo/ Tuyển dụng
  • Thủ tục đánh giá nhà cung cấp
  • Thủ tục trao đổi thông tin
  • Thủ tục xử lý khiếu nại khách hàng
  • Thủ tục đánh giá đo lường sự thỏa mãn khách hàng
  • Thủ tục phòng vệ thực phẩm
  • Thủ tục giám sát môi trường
  • Thủ tục xử lý làm lại
  • Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Thủ tục ứng phó tình huống khẩn cấp
  • Thủ tục thẩm tra HACCP
  • Thủ tục thu hồi sản phẩm
  • Thủ tục phân tích và thống kê dữ liệu
  • Thủ tục đánh giá nội bộ
  • Thủ tục xem xét lãnh đạo
  • Thủ tục hành động khắc phục
  • Thủ tục cải tiến

Danh sách hồ sơ – tài liệu – biểu mẫu của FSSC 22000

Bên cạnh các tài liệu về quy trình, doanh nghiệp cũng cần có những tài liệu khác như:

  • Tài liệu bối cảnh của tổ chức bên trong và bên ngoài
  • Thông tin về nhu cầu của các bên quan tâm
  • Danh sách hồ sơ, tài liệu nội bộ/ bên ngoài
  • Báo cáo đánh giá các mối đe dọa (TACCP) và Báo cáo đánh giá các lỗ hổng (VACCP)
  • Kế hoạch HACCP
  • Lý lịch thiết bị, kế hoạch bảo trì, phiếu theo dõi bảo trì sửa chữa
  • Kế hoạch đào tạo, tuyển dụng và đánh giá nhân viên
  • Các hướng dẫn công việc
  • Các hướng dẫn vận hành
  • Bảng mô tả công việc cho từng chức danh
  • Danh sách các nhà cung cấp được phê duyệt
  • Biên bản các cuộc họp quan trọng
  • Phiếu đánh giá khách hàng
  • Quy định An toàn nguồn nước
  • Quy định Bề mặt tiếp xúc
  • Quy định Chống nhiễm chéo
  • Quy định Vệ sinh cá nhân
  • Quy định Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm chéo
  • Quy định Kiểm soát động vật ngay hại
  • Hồ sơ theo dõi Sử dụng, bảo quản hóa chất
  • Hồ sơ theo dõi Sức khỏe công nhân
  • Hồ sơ Kiểm soát chất thải
  • Hồ sơ Kiểm soát chất bể vỡ/chất gây dị ứng
  • Hồ sơ Các quá trình sản xuất
  • Hồ sơ Lưu kho
  • Hồ sơ Đóng gói
  • Hồ sơ Giao hàng
  • Báo cáo kết quả truy vết
  • Kịch bản ứng phó tình huống khẩn cấp và báo cáo kết quả thực hiện
  • Bảng mô tả sản phẩm và phân tích mối nguy
  • Kế hoạch thẩm tra và Báo cáo thẩm tra
  • Báo cáo thu hồi sản phẩm
  • Báo cáo phân tích và thống kê dữ liệu
  • Phiếu đánh giá nội bộ và báo cáo đánh giá nội bộ
  • Kế hoạch, chương trình và biên bản xem xét lãnh đạo
  • Phiếu hành động khắc phục
  • Báo cáo cải tiến và cập nhật hệ thống an toàn thực phẩm
  • Quy định quản lý việc ghi nhãn
  • Quy định về các yêu cầu bổ sung khác

 

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT THÊM THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC TẠI ĐÂY 

Liên hệ ngay để ICOC tư vấn và đào tạo các tiêu chuẩn, chứng nhận cần thiết cho doanh nghiệp, tổ chức của quý anh/chị.

Thông tin liên hệ : 

Điện thoại : 0987226439 – 0902252440 (Mr.Phát)

Email : info@chungnhanphuhop.com

Facebook: www.facebook.com/chungnhanphuhopquocte/

error: Content is protected !!