Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư 16/2022/TT-BNNPTNT kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2023.
Ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BNNPTNT là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ (ký hiệu QCVN 03-01:2022/BNNPTNT. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2023 và thay thế Thông tư số 40/2018/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ.
Về điều khoản chuyển tiếp, thông tư nêu rõ, đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu keo dán gỗ đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy theo QCVN 03-01:2018/BNNPTNT trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được phép sử dụng Giấy chứng nhận hợp quy cho đến ngày hết hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận đó.
Quy chuẩn này nhằm yêu cầu quản lý và kiểm soát mức giới hạn đối với hàm lượng formaldehyde tự do trong keo dán gỗ được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Theo quy định mới, hàm lượng formaldehyde tự do trong keo dán gỗ kể từ ngày 25-4-2023 không được vượt quá 1,4% theo khối lượng và các loại keo dán gỗ phải được công bố hợp quy theo giới hạn này.
Việc công bố hợp quy được thực hiện dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Theo yêu cầu của Bộ NN-PTNT, các loại keo dán gỗ lưu thông trên thị trường phải ghi nhãn trên bao gói sản phẩm và bắt buộc phải ghi định lượng thành phần formaldehyde tự do trong sản phẩm, hàng hóa. Các loại keo dán gỗ khi lưu thông trên thị trường phải được đóng gói bao bì hoàn chỉnh, không bị lộ thiên.
Keo dán gỗ
Keo dán gỗ là một chất kết dính được sử dụng để liên kết chặt các mảnh gỗ với nhau. Nhiều chất đã được sử dụng làm keo dán. Có những loại keo dán gỗ phổ biến: Keo sữa dán gỗ; Keo dán gỗ A-B – Hay còn gọi là keo Epoxy; Keo dán gỗ CA (Cyanoacrylates); Keo dán gỗ PU (Polyurethanes),…
Trước đó, vào ngày 27/12/2018 , Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 40/2018/TT-BNNPTNT – Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ QCVN 03-01:2018/BNNPTNT. Theo đó, kể từ ngày 01/07/2019, các sản phẩm keo dán gỗ khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ được lựa chọn phương thức đánh giá 5 hoặc phương thức đánh giá 7.
Trường hợp chứng nhận hợp quy thực hiện theo phương thức 5 áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất; giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
Trường hợp chứng nhận hợp quy thực hiện theo phương thức 7 được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm theo hình thức hậu kiểm. Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.
THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT THÊM THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC TẠI ĐÂY
Liên hệ ngay để ICOC tư vấn và đào tạo chứng nhận về keo dán gỗ hoặc các tiêu chuẩn về gỗ khác.
Thông tin liên hệ :
Điện thoại : 0902252440 – 0965738470 (Mr.Phát)
Email : info@chungnhanphuhop.com
Facebook: www.facebook.com/chungnhanphuhopquocte/