CHỨNG NHẬN HALAL

chứng nhận halal

CHỨNG NHẬN HALAL? 

Halal là một chứng nhận xác nhận rằng các sản phẩm và dịch vụ hướng đến người Hồi giáo đáp ứng các yêu cầu của luật Hồi giáo và phù hợp để tiêu dùng ở cả các quốc gia đa số theo đạo Hồi và ở các nước phương Tây nơi có nhiều nhóm dân số theo đạo Hồi (Pháp , Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha). 

Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.

Giấy chứng nhận HALAL: 

Là giấy chứng nhận, xác nhận rằng sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah (Luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”, đối lập với Halal là Haram, nghĩa là “trái luật” hoặc “bị cấm”. Halal và Haram là những thuật ngữ phổ biến áp dụng cho tất cả các khía cạnh đời sống, kinh tế xã hội của người Hồi giáo. 
Các dịch vụ chứng nhận HALAL gồm: Thực phẩm và đồ uống HALALdược phẩm HALAL, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân HALAL, thực phẩm chức năng HALALvà các dịch vụ HALAL.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN HALAL :

Vì thị trường hồi giáo chưa có sự thống nhất về chứng nhận HALAL nên hiện nay tồn tại 03 chương trình chứng nhận HALAL. Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc.

Chương trình JAKIM:

Có thời hạn chứng nhận 1 năm.

Áp dung cho tất cả các loại sản phẩm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,… đều được chứng nhận.

Phạm vi xuất khẩu: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.

Chương trình GCC:

Chỉ áp dụng cho đánh giá sản phẩm, thực phẩm.

Chương trình đánh giá và chứng chỉ này chỉ áp dụng hiệu lực cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen).

Sau khi đánh giá chứng nhận thành công, công ty được cấp 03 bản chứng chỉ hiệu lực 3 năm.)

Chương trình MUI:

Có giá trị 1 năm.

Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.

Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.

Phạm vi chứng nhận 

Tại các thị trường Hồi giáo, các sản phẩm chứng nhận chia làm 4 loại chính 

  • Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn) 
  • Thuốc chữa bệnh 
  • Mỹ phẩm 
  • Các sản phẩm thực phẩm chức năng 

Trừ những thực phẩm và nguyên liệu bị cấm kỵ, tất cả thực phẩm đều có thể đăng ký chứng nhận Halal. 

Các loài động vật và sản phẩm động vật bị cấm kỵ (Hamram) theo Đạo Hồi là: 

  • Thực phẩm từ lợn và gấu hoang dã 
  • Sản phẩm từ chó, rắn và khỉ 
  • Thịt của những loài động vật có móng vuốt và răng trước như: sư tử, hổ, gấu và các loài có đặc điểm tương tự.  
  • Các loại thịt từ chim săn mồi như: kền kền, đại bàng và các loài chim khác tương tự. 
  • Thịt lấy từ động vật gây hại như: chuột, động vật nhiều chân, bò cạp và các loài khác tương tự. 
  • Các loài động vật mà theo luật quy định không được giết thịt như: kiến, ong và chim gõ kiến. 
  • Các loài động vật mà chúng ta hay ghét tiếp xúc như: chấy, ruồi và các loài khác tương tự. 
  • Các loài động vật thuộc nhóm lưỡng cư (sống cả ở trên cạn và dưới nước): ếch, cá sấu, và các loài khác tương tự. 
  • Các loài động vật sống dưới biển mà có độc hoặc gây hại 
  • Bất kỳ loại động vật nào mà quy trình giết thịt không theo đúng luật 
  • Các món tiết hay thực phẩm có thành phần chứa tiết 

Thực phẩm, Thành phần hoặc Phụ gia không được phép:

Thuật ngữ halal có thể được sử dụng cho các loại thực phẩm được coi là hợp pháp. Theo Luật Hồi giáo, tất cả các nguồn thực phẩm đều hợp pháp ngoại trừ các nguồn là Các loài động vật và sản phẩm động vật bị cấm kỵ (Hamram), bao gồm các sản phẩm và dẫn xuất của chúng được coi là bất hợp pháp. 

Đồ Uống 

  • Vấn đề lớn nhất trong việc đồ uống của người đạo Hồi là việc sử dụng cồn. Có đến 6 mục trong các yêu cầu sử dụng cồn. Dù vậy, có thể nói phần lớn trường hợp, các thức uống có sử dụng cồn không được chấp nhận theo yêu cầu của HALAL 

Vấn đề giết mổ 

  • Người đó phải là một người Hồi giáo có tinh thần vững vàng và hiểu biết về các thủ tục giết mổ của người Hồi giáo. 
  • Cụm từ “Bismillah” (Nhân danh thánh Allah) nên được sử dụng ngay lập tức trước khi giết mổ mỗi con vật. 
  • Dụng cụ giết mổ phải sắc bén và không được nhấc ra khỏi động vật trong quá trình giết mổ. 
  • Hành động giết mổ sẽ cắt đứt khí quản, thực quản và các động mạch và tĩnh mạch chính của vùng cổ. 

Chuẩn bị, chế biến, đóng gói, vận chuyển và bảo quản 

  • Tất cả thực phẩm phải được chuẩn bị, chế biến, đóng gói, vận chuyển và bảo quản theo cách tuân thủ các Yêu cầu Halal ở trên và Nguyên tắc Chung của Codex về Vệ sinh Thực phẩm và các Tiêu chuẩn Codex có liên quan khác. 
  • Việc giết mổ động vật đã qua chế biến phải được thực hiện theo các quy tắc Kinh Qur’an 
  • Sản phẩm không được chứa bất kỳ dạng thịt lợn nào (theo các quy tắc ăn kiêng, việc sử dụng thịt lợn ở bất kỳ bước nào của quá trình chế biến thực phẩm halal đều bị cấm) 
  • Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng cồn (ngay cả khi làm chất tẩy rửa) cũng có vấn đề. 

Giám sát định kỳ 6 tháng/ lần hoặc sẽ kiểm tra đột xuất.

Những lợi ích khi có Chứng Nhận HALAL? 

✔ Đạo Hồi là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới, dân số khoảng 1,3 tỷ người- chiếm 23% tổng dân số hành tinh. Các giáo luật về ăn uống trong tôn giáo, yêu cầu khắt khe về thực phẩm suốt khâu chế biến. Dự báo thị trường năm 2023, thị trường thực phẩm Halal toàn cầu đạt 2,6 nghìn tỷ đô la. Kèm theo sự phát triển kinh tế và thu nhập ở các trung tâm dân số Hồi giáo tăng cao sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng. 

✔ Cùng với nhu cầu tăng cao này, sẽ gia tăng sự không chắc chắn về nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm. Việc đầu tư để xâm nhập vào một thị trường với khả năng tiêu thụ nhiều như Hồi Giáo sẽ là một bước đầu tư nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HALAL

Giấy chứng nhận Halal là giấy chứng nhận xác nhận rằng sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah (luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Quy trình chứng nhận Halal được thực hiện qua 5 bước cơ bản:

  • Đăng ký chứng nhận Halal
  • Tư vấn, báo giá và ký kết hợp đồng
  • Tiến hành đánh giá hồ sơ (đánh giá giai đoạn 1)
  • Tiếng hành đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất (giai đoạn 2)
  • Thẩm xét hồ sơ – Cấp chứng nhận Halal

Hồ sơ đăng ký chứng nhận HALAL

  • Giấy phép kinh doanh; 
  • Các giấy phép hoạt động (nếu có); 
  • Cơ cấu tổ chức (nêu rõ chức vụ và trách nhiệm của từng thành viên); 
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; 
  • Giấy chứng nhận vệ sinh môi trường; 
  • Giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy; 
  • Quy trình xử lí nước thải và các giấy tờ liên quan đến nước thải; 
  • Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có); 
  • Bảng công bố sản phẩm đã đăng ký (để đối chiếu); 
  • Đăng ký nhãn hiệu của công ty (nếu có); 
  • Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận (nếu có); 
  • Quy trình, sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận; 
  • Mẫu bao bì. 

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT THÊM THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC  TẠI ĐÂY 

Liên hệ ngay để ICOC tư vấn và đào tạo các tiêu chuẩn, chứng nhận cần thiết cho doanh nghiệp, tổ chức của quý anh/chị.

Thông tin liên hệ : 

Điện thoại : 0987226439 – 0902252440 (Mr.Phát)

Email : info@chungnhanphuhop.com

Facebook: www.facebook.com/chungnhanphuhopquocte/

error: Content is protected !!