Khái niệm HACCP là gì?
HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, hiểu một cách đơn giản đây là hệ thống thiết lập, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống này được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc thực hiện trong khâu sản xuất, chế biến thực phẩm của doanh nghiệp.
Các tiêu chuẩn an toàn chất lượng này do Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm (CODEX) ban hành vào năm 1969, được sửa đổi lần 1 vào năm 1991 và lần 2 vào năm 1998. Áp dụng cho các ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, trong phân phối hay các sản phẩm đang tiêu thụ, sản phẩm mới.
Lịch sử hình thành
HACCP được hình thành vào những năm 1960, khi Pillsbury được NASA yêu cầu nghiên cứu và chế tạo các loại thực phẩm an toàn phục vụ cho chuyến bay ra ngoài không gian. Sau đó, vào năm 1971, những khái niệm cơ bản về HACCP đã được công ty Pillsbury trình bày tại hội nghị bảo vệ thực phẩm.
Tới năm 1974, các nguyên tắc HACCP lần đầu thực hiện đối với các loại thực phẩm đóng hộp bởi Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ. Và những năm 80, phương thức này đã được nhiều công ty triển khai áp dụng.
Năm 1985, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ đã khuyến cáo các quá trình chế biến thực phẩm phải tuân thủ theo các yêu cầu của hệ thống HACCP.
Năm 1994, Tổ chức HACCP quốc tế chính thức được thành lập. Kể từ đó, tiêu chuẩn này được công nhận trên toàn thế giới và được xem như công cụ trong việc để hoạch định, kiểm tra đối với hệ thống an toàn thực phẩm.
Tại Việt Nam, HACCP được áp dụng từ những năm 1990 đối với ngành chế biến thủy sản. Và hiện nay, chứng nhận này đã được áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm khác.
Đối tượng áp dụng
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy sản…
- Các cơ sở, xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm, thức ăn công nghiệp, khu chế xuất…
- Các công ty, xưởng sản xuất bao bì đựng thực phẩm như ly giấy, ly nhựa, chai nhựa…
- Những quán cơm, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thức ăn nhanh,…
7 nguyên tắc cơ bản của HACCP
Nguyên tắc 1: Xác định, phân tích các mối nguy hại
Xác định mỗi nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra ở quy trình: Sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Nguyên tắc này hướng tới đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy để xác định các biện pháp kiểm soát kịp thời.
Nguyên tắc 2: Xác định điểm kiểm soát và ngăn ngừa loại bỏ
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng quá trình của chuỗi cung ứng thực phẩm. Từ đó, kiểm soát để ngăn ngừa hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm này.
Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn, khống chế hiệu quả
Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá (nhiệt độ, thời gian, độ pH, mức clo, mức muối…) nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát, kiểm soát các điểm tới hạn
Tiến hành xây dựng hệ thống chương trình thử nghiệm, quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn tại điểm CCP để cho thấy rằng CCP đã được đáp ứng.
Nguyên tắc 5: Hành động khắc phục điểm mất kiểm soát
Xác định các hoạt động khắc phục, đảm bảo rằng không có sản phẩm không an toàn nào được lọt qua. Nếu xảy ra tình huống mất kiểm soát, xác định nguyên nhân, loại bỏ nhanh chóng khi nó xảy ra.
Nguyên tắc 6: Xác lập thủ tục kiểm tra – xác minh
Thiết lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra sản phẩm cuối cùng, xác minh các điều khiển đang làm việc theo đúng kế hoạch.
Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục hồ sơ và tài liệu
Doanh nghiệp thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.
Lợi ích khi sản phẩm có chứng nhận HACCP
Chứng nhận sản phẩm chuẩn HACCP là giải pháp hàng đầu mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng luôn hướng tới. Bởi vì sản phẩm đạt tiêu chuẩn này sẽ mang lại nhiều lợi ích, cụ thể như:
Đối với doanh nghiệp
Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó tăng cơ hội cạnh tranh cao hơn so với đối thủ. Đặc biệt, với sản phẩm dán nhãn HACCP sẽ giúp doanh nghiệp bạn tạo dựng lòng tin cho khách hàng. Họ sẽ chọn sản phẩm
Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thực phẩm ra nước ngoài. Nhờ vậy, giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cơ hội kinh doanh và phát triển.
Đối với người tiêu dùng
Sử dụng các sản phẩm đạt chứng nhận HACCP sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.
Ví dụ như, với các sản phẩm bao bì nhựa dùng 1 lần đạt chứng chỉ HACCP, điều này có nghĩa là chúng an toàn khi đựng đồ ăn, thức uống. Bạn có thể yên tâm sử dụng vì không bị phôi nhiễm chất nhựa vào thực phẩm gây hại tới sức khỏe.
Đối với xã hội
Có thể nói, tiêu chuẩn HACCP là nền móng vững chắc cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi vì nó giúp hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn bày bán tràn lan, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT THÊM THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC TẠI ĐÂY
Liên hệ ngay để ICOC tư vấn và đào tạo các tiêu chuẩn, chứng nhận cần thiết cho doanh nghiệp, tổ chức của quý anh/chị.
Thông tin liên hệ :
Điện thoại : 0987226439 – 0902252440 (Mr.Phát)
Email : info@chungnhanphuhop.com
Facebook: www.facebook.com/chungnhanphuhopquocte/