CHỨNG NHẬN FSC® – FSC CoC

chứng nhận fsc là gì

1. FSC® LÀ GÌ ? 

FSC là viết tắt từ các chữ cái tiếng Anh (Forest Stewardship Council) – một tổ chức Quốc tế, phi chính phủ được thành lập vào năm 1993. Tổ chức FSC đề ra những biện pháp kiểm soát việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường, đồng thời có lợi ích cho xã hội và đạt hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh nguyên nhân chặt phá rừng bừa bãi và buôn lậu gỗ thì còn do chính sách lỏng lẻo trong việc quản lý và khai thác rừng gây ra. Do các vấn đề về rừng toàn cầu ngày càng trở nên rõ ràng hơn mà cộng đồng Quốc tế đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ rừng. Một trong số đó là việc áp dụng tiêu chuẩn FSC/CoC/FM về bảo vệ rừng bền vững

– Doanh Nghiệp được dán nhãn và Logo FSC trên sản phẩm sẽ giúp khẳng định được người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể nhận biết được các tổ chức hay sản phẩm ủng hộ chương trình quản lý rừng có trách nhiệm.

2. CHỨNG NHẬN FSC – CoC là gì ?

Chứng nhận FSC được cấp cho tổ chức sau khi được FSC công nhận và đánh giá. Hiện nay, đang  có 3 loại chứng chỉ FSC được các Tổ chức chứng nhận cấp. Đó là:

  1. FSC-FM (FSC Forest Management) Certificate: Chứng nhận Quản lý rừng. Được cấp cho một khu rừng hoặc các khu rừng xác định. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế theo yêu cầu của FSC.
  2. FSC-CoC (FSC-Chain of Custody) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm. Cấp cho các tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm gỗ có nguồn gốc được chứng nhận.
  3. FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm/Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát

3. Ý NGHĨA CỦA NHÃN FSC DÁN TRÊN CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC CHỨNG NHẬN

FSC 100%

FSC Mix

FSC Recycled

Nguyên liệu thô được chứng nhận FSC có nguồn gốc từ rừng hoặc rừng trồng được chứng nhận.

Nguyên liệu thô được chứng nhận FSC có đầu vào là các nguồn được chứng nhận FSC

Nguyên liệu tái chế được chứng nhận FSC có đầu vào chỉ là các nguồn tái chế

FSC không bị trộn lẫn với loại nguyên liệu khác trong suốt chuỗi cung ứng.

Được kiểm soát và/ hoặc tái chế, và được cung cấp với một khai báo phần trăm hoặc khai báo tín dụng

được cung cấp với một khai báo phần trăm hoặc khai báo tín dụng

Nguyên liệu FSC 100% thích hợp sử dụng trong nhóm sản phẩm FSC 100% hoặc FSC Mix

Nguyên liệu FSC Mix chỉ thích hợp sử dụng trong nhóm sản phẩm FSC Mix

FSC Recycled thích hợp sử dụng trong nhóm sản phẩm FSC Mix hoặc FSC Recycled

4. CÁC LOẠI NHÃN ĐƯỢC DÁN LÊN SẢN PHẨM KHI ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN FSC:

Có 3 loại nhãn: FSC 100%, FSC MIX, FSC RECYCLED

Tham khảo thêm bài viết: Ý nghĩa của từng loại nhãn và cách dán nhãn lên sản phẩm khi đạt chứng nhận FSC

5. CÓ NHỮNG LOẠI CHỨNG CHỈ RỪNG NÀO ?

FSC FM (FSC – Forest Management Certificate) Chứng nhận Quản lý rừng FSC 

  • Đây là chứng chỉ chuyên dành cho các nhà khai thác và trồng rừng. Chứng nhận này cho cả khu rừng được chứng nhận và là minh chứng rằng các đơn vị quản lý rừng này đã tuân thủ theo 10 nguyên tắc FSC phù hợp các nguyên tắc về môi trường, kinh tế và xã hội.
  • Đối tượng áp dụng: Tổ chức hoặc cá nhân có vùng rừng trồng
  • Mức độ phổ biến: Thấp do phạm vi áp dụng hẹp

FSC-CoC (FSC – Chain of Custody Certificate) – Chuỗi hành trình sản phẩm

  • Là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng phải trải qua để đến với người tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn liên tục của việc chế biến, vận chuyển, sản xuất và phân phối. Chuỗi hành trình sản phẩm là quá trình nhận dạng gỗ từ khu rừng được chứng nhận cho tới sản phẩm được gắn nhãn. Mục đích của chuỗi hành trình sản phẩm FSC- CoC là nhằm cung cấp các chứng cứ xác thực về việc sản phẩm gỗ được chứng nhận đã sản xuất từ các nguồn nguyên liệu được chứng nhận.
  • Đối tượng áp dụng: Tất cả các đơn vị tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm: sản xuất, thương mại, chế biến
  • Phổ biến trên phạm vi toàn cầu: Có hơn 75.000 tổ chức đạt chứng nhận FSC – CoC; được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng & áp dụng; được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới khi xuất khẩu
  • CÁC PHIÊN BẢN FSC HIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG 
    • FSC-STD-30-010 phiên bản 02 : Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC dành cho các tổ chức quản lý rừng.
    • FSC-STD-40-004 phiên bản 02: Tiêu chuẩn FSC-Coc với các doanh nghiệp cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC.
    • FSC – STD- 40-005 phiên bản 02: Tiêu chuẩn FSC này dành cho các tổ chức, doanh nghiệp đánh giá nguồn gỗ của FSC.
    • FSC-STD-40-201 phiên bản 02: Các yêu cầu dán dãn trên sản phẩm.

FSC CW (FSC Controlled wood)

  • Chứng nhận gỗ có kiểm soát FSC, chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị quản lý rừng hay sản xuất, chế biến và thương mại những nguồn gỗ theo tiêu chuẩn kiểm soát FSC. Nguồn gỗ có kiểm soát FSC và được gắn nhãn FSC là nguồn gỗ được FSC chấp nhận là có kiểm soát ngoại trừ 5 nguồn gỗ không được chấp nhận.
  • Đối tượng áp dụng: Các đơn vị quản lí rừng hay sản xuất, chế biến và thương mại cần xác nhận nguồn gốc gỗ và sản phẩm gỗ có kiểm soát
  • Mức độ phổ biến thấp

6. ĐỐI TƯỢNG CẦN CÓ CHỨNG NHẬN FSC – CoC?

Chứng nhận FSC-CoC này được sử dụng bởi các tổ chức, đơn vị, doanh Nghiệp thuộc các lĩnh vực như:

  • Doanh nghiệp trang trại lâm nghiệp: Trang trại rừng thuộc sở hữu nhà nước, trang trại rừng doanh nghiệp, trang trại rừng cộng đồng, trang trại rừng tư nhân và tất cả các trang trại lâm nghiệp khác. 
  • Doanh nghiệp kinh doanh lâm sản: Doanh nghiệp thương mại quốc tế và doanh nghiệp bán hàng liên quan đến lâm sản. 
  • Các doanh nghiệp chế biến lâm sản trực tiếp hoặc gián tiếp: Như nhà máy gỗ tròn, nhà máy ván, nhà máy sản xuất đồ gỗ, nhà máy sàn, nhà máy cửa và cửa sổ, nhà máy bột giấy, nhà máy giấy, nhà máy đóng gói, nhà máy in,… 
  • Liên quan đến các ngành liên quan đến sản phẩm gỗ, như: công nghiệp sàn, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp trang trí nội thất, công nghiệp nhạc cụ, văn phòng phẩm, công nghiệp đồ chơi, quà tặng, ngành bao bì, ngành in ấn …

7. LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN FSC 

Chứng nhận FSC xây dựng tiêu chuẩn công nghiệp trong quản lí rừng. Chứng chỉ rừng FSC là nền tảng duy nhất được hỗ trợ bởi các tổ chức phi chính phủ như tổ chức Hòa Bình Xanh (GreenPeace) và WWF. Nó đặt ra các tiêu chuẩn cho toàn thể cộng đồng và tổ chức lâm nghiệp trên thế giới.

Chứng nhận FSC tạo ra những lợi ích không thế chối cãi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : 

  • Góp phần đáp ứng theo yêu cầu của Luật pháp
  • Truy xuất được nguồn gốc của gỗ và sản phẩm gỗ
  • Thể hiện trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với xã hội.
  • Tạo được mối liên kết bền vững với người tiêu dùng
  • Nâng cao thương hiệu
  • Tạo tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Tham khảo thêm bài viết: CHỨNG NHẬN FSC- LỢI THẾ CHO DOANH NGHIỆP BAO BÌ GIẤY.

8. 10 nguyên tắc chính của chứng nhận rừng FSC

  • Nguyên tắc 1: Tuân theo pháp luật nước sở tại và các nguyên tắc của tổ chức FSC

Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành của nước sở tại áp dụng tại từng nước sở tại và các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia, và tuân thủ mọi nguyên tắc và tiêu chí của tổ chức FSC đề ra.

  • Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất

Quyền sử dụng, hưởng dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải được xác định rõ, văn bản hóa hóa và được pháp luật nước sở tại thừa nhận.

  • Nguyên tắc 3: Các quyền của người bản địa

Các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu sở dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng .

  • Nguyên tắc 4: Các quan hệ cộng đồng và các quyền của công nhân lâm nghiệp

Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

  • Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng

Thực hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trường và xã hội.

  • Nguyên tắc 6: Tác động môi trường

Hoạt động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về nguồn nước, tài nguyên đất, và hệ sinh thái độc đáo, dễ tổn thương, sinh cảnh, và giúp duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.

  • Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai

Kế hoạch quản lý rừng phải tương thích với quy mô và cường độ quản lý phải xây dựng và thực thi, thường xuyên cập nhật. Trong đó nêu rõ các mục tiêu dài hạn và các tác động nhằm đạt được mục tiêu. Kế hoạch quản lý rừng sẽ tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất chung và dựa vào kiểm kê rừng hàng năm.

  • Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

  • Nguyên tắc 9: Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao

Các hoạt động quản lý tại các khu rừng có giá trị bảo tồn cao cần được duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này. Các quyết định liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn cần được xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.

  • Nguyên tắc 10: Rừng trồng

Rừng trồng cần phải được quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1 – 9 và các nguyên tắc đi kèm cũng như nguyên tắc 10, và các tiêu chí khác kèm theo. Rừng trồng không những có thể đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần đáp ứng như cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.

9. MỘT SỐ HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ FSC CoC

  • Danh mục nhóm sản phẩm FSC
  • Phiếu đánh giá nhà cung cấp
  • Danh sách nhà cung cấp nguyên liệu
  • Hợp đồng mua nguyên liệu
  • Hồ sơ chứng từ nguồn gốc nguyên liệu nhập
  • Chứng chỉ FSC của nhà cung cấp
  • Hóa đơn(nhà cung cấp phát hành)
  • Sổ ghi theo dõi mã số lô nguyên liệu
  • Sổ theo dõi nhập xuất theo lô
  • Thẻ nhận dạng qua các công đoạn
  • Báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu tháng
  • Lệnh sản xuất

10. MỘT SỐ QUY TRÌNH CẦN CHUẨN BỊ CHO ĐÁNH GIÁ FSC CoC

  • Sổ tay, chính sách
  • Quy trình kiểm soát thông tin dạng văn bản
  • Quy trình mua nguyên liệu và lựa chọn nhà cung cấp
  • Quy trình theo dõi xuất nhập tồn
  • Quy trình kiểm soát 
  • Sản phẩm không phù hợp
  • Quy trình sản xuất sản phẩm FSC
  • Quy trình dán và sử dụng nhãn
  • Quy trình bán hàng
  • Quy trình truy xuất nguồn gốc
  • Quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị
  • Quy trình giải quyết khiếu nại
  • Quy trình đối phó với tình huống khẩn cấp
  • Quy trình đánh giá nội bộ
  • Quy trình họp xem xét Lãnh đạo
  • Quy trình quản lý hóa chất
  • Quy trình quản lý an toàn lao động

11. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC

  • Phương tiện PCCC cơ bản: bình cứu hỏa, đèn thoát hiểm…
  • Kiểm định đầy đủ thiết bị, máy móc.
  • Thực hiện đào tạo an toàn lao động các nhóm

ĐẾN VỚI ICOC KHÁCH HÀNG LUÔN NHẬN ĐƯỢC HỖ TRỢ TỐT NHẤT?

– Mặc dù doanh nghiệp có thể đăng ký Chứng nhận FSC nhưng mất nhiều thời gian để tìm hiểu mà chưa chắc đã đạt chứng nhận, điều này có thể là khó khăn với các doanh nghiệp không có kinh nghiệm xử lý giấy tờ. 

– Với dịch vụ tư vấn chứng nhận FSC của ICOC, doanh nghiệp sẽ được chuyên gia tư vấn theo sát hỗ trợ mọi thủ tục, hoàn thành đầy đủ hồ sơ cần thiết đạt chứng nhận FSC.

– Đội ngũ chuyên gia tư vấn kinh nghiệm, tận tâm, năng lực chuyên môn cao đảm bảo doanh nghiệp đạt chứng nhận FSC một cách nhanh chóng.

– Với quy trình làm việc tối ưu, hạn chế các chi phí phát sinh trong quá trình làm việc, ICOC cung cấp đến khách hàng dịch vụ với chi phí hợp lý nhất.

Liên hệ ngay để ICOC tư vấn và đào tạo chứng nhận GRS.

Thông tin liên hệ : 

Điện thoại : 0902252440 – 0965738470 (Mr.Phát)

Email : info@chungnhanphuhop.com

error: Content is protected !!