CHỨNG NHẬN FAIRTRADE 2024

CHỨNG NHẬN FAIRTRADE 2023

Fairtrade là gì? 

Fairtrade: dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Thương mại công bằng, là một chứng chỉ do FLO-Tổ chức quốc tế về dán nhãn Thương Mại Công Bằng (Fairtrade Labelling Organization International). Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập năm 1998 tại Hà Lan.  

Nội dung tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn này bao gồm 107 tiêu chí, trong đó có 38 yêu cầu tối thiểu và 69 yêu cầu cải tiến. Sơ lược nhanh về nội dung chính của Fairtrade sẽ là: 

  • Các sản phẩm được chứng nhận được định giá với mức phí bảo hiểm tích hợp. Nhà sản xuất sử dụng một phần trong khoản này để phân bổ lại vào việc phát triển, cải tiến hoặc duy trì sản xuất của họ. 
  • Hàng hóa được mua bởi các nhà sản xuất được chứng nhận cũng phải được mua với mức giá cao hơn mức được gọi là giá “sàn” của Fair Trade, nhằm bảo vệ người nông dân trong trường hợp thị trường suy giảm hoặc khủng hoảng. 
  • Các nhà sản xuất được chứng nhận phải tham gia vào các thực hành lành mạnh về môi trường như quản lý chất thải thích hợp, duy trì nguồn nước, sử dụng hạn chế và có trách nhiệm đối với các hóa chất nông nghiệp và bảo vệ độ phì nhiêu của đất . 
  • GMO (cây trồng biến đổi gen) bị cấm 
  • Các nhà sản xuất được chứng nhận không được sử dụng lao động trẻ em, hoặc áp bức lao động. 
  • Cần phải chấp thuận và tuân thủ các cuộc đánh giá thường xuyên. 

Đảm bảo một mức giá tối thiếu là cốt lõi của Fair Trade. 

Các tiêu chuẩn của Fair Trade

Ngoài ra, WFTO (Tổ chức Thương mại Công bằng Thế giới) còn quy định 10 tiêu chuẩn mà các tổ chứng muốn đạt được Fair Trade phải áp dụng, giám sát và đảm bảo các nguyên tắc ngày được duy trì trong công việc hằng ngày của họ 

  1. Tạo ra cơ hội cho những người sản xuất nhỏ bị thiệt thòi về kinh tế 

Giảm nghèo đói thông qua kinh doanh là một phần rất quan trọng trong mục tiêu của tổ chức. Tổ chức hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ có nhiều thiệt thòi, họ có thể là các doanh nghiệp gia đình, các hiệp hội, hoặc tổ chức cộng đồng. Tổ chức tìm cách vận động để chuyển đổi từ tình trạng nghèo đói và không đảm bảo về thu nhập sang tình trạng độc lập về kinh tế và sở hữu. Kinh doanh phải hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng. Tổ chức có một kế hoạch hành động củ thể để triển khai mục tiêu trên. 

  

  1. Thông tin công khai và minh bạch 

Tổ chức phải công khai về vấn đề quản trị và các mối quan hệ thương mại của họ. Tổ chức phải minh bạch đối với tất cả các đối tác liên quan, và tôn trọng tính nhạy cảm và tính bảo mật về các thông tin thương mại mà họ cung cấp. Tổ chức tìm ra các cách thức hợp lí để người lao động, các thành viên và các nhà sản xuất đều có cơ hội tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định. Tổ chức đảm bảo rằng các thông tin liên quan đều được cung cấp cho các đối tác thương mại của họ. Các kênh liên lạc đều thông suốt và có tính mở đối với tất cả các vị trí trong chuỗi cung cấp hàng hóa. 

  

  1. Hành vi trong kinh doanh 

Tổ chức kinh doanh phải đảm bảo các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường lành mạnh cho các nhà sản xuất nhỏ, và không được tối đa hóa lợi nhuận của họ. Tổ chức phải có trách nhiệm và có tính chuyên nghiệp trong việc giữ đúng các cam kết về thời gian. Các nhà cung cấp tôn trọng hợp đồng, giao hàng đúng hạn, đảm bảo chất lượng và các đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa. 

Những người mua hàng Fair Trade, hiểu rõ rằng các nhà sản xuất bị thiệt thòi về tài chính, cũng như hiểu các nhà cung cấp, đảm bảo rằng đơn đặt hàng được thanh toán vào ngày giao hàng, và theo đúng như các thỏa thuận. Có thể thanh toán trước 50% không lãi suất nếu được yêu cầu. 

Các nhà cung cấp Fair Trade khi nhận được khoản thanh toán từ người mua hàng, đảm bảo rằng khoản thanh toán này được được chuyển cho người sản xuất hoặc người nông dân, những người làm ra các sản phẩm Fair Trade. 

Người mua hàng phải bàn bạc với nhà cung cấp trước khi hủy hoặc không chấp nhận lô hàng. Trường hợp đơn hàng bị hủy mà không phải do lỗi của nhà sản xuất hoặc của nhà cung cấp thì phải đền bù một khoản tương đương cho những sản phẩm đã được làm ra. Nhà cung cấp và nhà sản xuất bàn bạc với người mua nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến giao hàng, đảm bảo một khoản đền bù tương đương khi chất lượng và số lượng hàng không phù hợp với đơn hàng. 

Tổ chức cố gắng duy trì các mối quan hệ dài lâu dựa trên sự thống nhất, niềm tin và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào sự phát triển của Fair Trade. Tổ chức cố gắng duy trì các mối liên lạc hiệu quả với các đối tác kinh doanh của họ. Các bên liên quan trong mối quan hệ kinh doanh đều cố gắng gia tăng khối lượng hàng hóa trao đổi, gia tăng giá trị và sự đa dạng của hàng hóa mà họ đặt hàng, là một cách để phát triển Fair Trade và tăng thu nhập cho các nhà sản xuất. Tổ chức làm việc với tinh thần cộng tác với các tổ chức Fair Trade khác ở trong nước và tránh các cạnh tranh không lành mạnh. Tổ chức tránh sử dụng các mẫu thiết kế của các tổ chức khác mà không được phép. 

  1. Công bằng trong thanh toán 

Các bên thỏa thuận về một mức giá công bằng thông qua đàm phán, đảm bảo thanh toán công bằng cho nhà sản xuất và phù hợp với thị trường. Khi đã đạt được thỏa thuận về cấu trúc của giá, đây được coi như mức giá thấp nhất. 

Thanh toán công bằng có nghĩa là tiền thù lao chấp nhận được về mặt xã hội (trong bối cảnh ở địa phương), được người sản xuất thừa nhận là công bằng, và cũng được áp dụng trong nguyên tắc bình đẳng giới, thanh toán bình đẳng cho lao động nữ và lao động nam. 

Các tổ chức Fair Trade làm nhiệm vụ marketting và nhập khẩu hỗ trợ xây dựng và phát triển năng lực của nhà sản xuất, cho phép họ tự thiết lập một mức giá công bằng. 

  

  1. Lao động trẻ em và lao động bị ép buộc 

Tổ chức phải tôn trọng Hiệp định của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, và pháp luật của quốc gia / địa phương về vấn đề lao động trẻ em. 

Tổ chức phải đảm bảo rằng không có lao động bị ép buộc trong lực lượng lao động của họ, trong số các thành viên hoặc các lao động tại nhà của họ. 
Các tổ chức mua các sản phẩm Fair Trade trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc thông qua các trung gian, phải đảm bảo rằng không có lao động bị cưỡng ép trong quá trình sản xuất, và nhà sản xuất tuân theo Hiệp định của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, và pháp luật của quốc gia / địa phương về vấn đề lao động trẻ em. 
Bất cứ sự liên quan nào của trẻ em trong quá trình sản xuất các sản phẩm Fair Trade (bao gồm cả việc học một nghệ thuật truyền thống hoặc nghề thủ công) sẽ bị vạch trần và bị giám sát, và không được phép gây nên ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe, sự an toàn, quyền được học tập và vui chơi của trẻ. 

  

  1. Không phân biệt đối xử, Bình đẳng giới và Quyền tự do 

Tổ chức không được phân biệt đối xử trong thuê mướn, trả công, đào tạo, thăng chức, cho thôi việc, hoặc nghỉ hưu dựa trên sự khác biệt về chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc, tín ngưỡng, khuyết tật, giới tính, xu hướng tình dục, thành viên công đoàn, quan điểm chính trị, tình trạng HIV/Aids hoặc tuổi tác. 

Tổ chức cung cấp các cơ hội cho phụ nữ và nam giới để phát triển các kỹ năng của họ, và chủ động thăng tiến các vị trí làm việc còn trống cho lao động nữ, cũng như đưa họ vào các vị trí lãnh đạo trong tổ chức. Tổ chức phải quan tâm tới tình trạng sức khỏe đặc biệt và các an toàn cần thiết cho phụ nữ có thai và những người mẹ đang cho con bú. Phụ nữ được tham gia đầy đủ vào các quyết định liên quan tới việc sử dụng các lợi tức có được từ quá trình sản xuất. 

Tổ chức tôn trọng quyền lợi của tất cả người lao động trong việc thành lập và tham gia vào công đoàn theo sự lựa chọn của họ, hoặc yêu cầu của tập thể. Nơi mà quyền tham gia công đoàn và yêu cầu của tập thể bị giới hạn bởi luật pháp / hoặc môi trường chính trị, tổ chức phải đảm bảo các cách thức của một hiệp hội độc lập và tự do và quyền được cất tiếng nói của người lao động. Tổ chức đảm bảo rằng các đại diện của người lao động không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc. 

Tổ chức làm việc trực tiếp với người sản xuất để đảm bảo rằng phụ nữ luôn luôn được trả công cho các đóng góp của họ trong quá trình sản xuất. Khi người phụ nữ làm việc tương đương với nam giới thì họ được trả lương tương đương với nam giới. Các tổ chức đảm bảo rằng trong các môi trường sản xuất mà người phụ nữ bị đánh giá thấp hơn nam giới, thì công việc của người phụ nữ phải được đánh giá lại để bình đẳng hóa trong tỉ lệ thanh toán; và phụ nữ được làm các công việc theo năng lực và khả năng của họ. 

  

  1. Các điều kiện làm việc 

Tổ chức phải cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động, và cho các thành viên của tổ chức. Tổ chức phải tuân thủ luật pháp quốc gia và địa phương, và Hiệp định ILO về sức khỏe và an toàn lao động. 

Thời gian và điều kiện làm việc của người lao động / hoặc của các thành viên / hoặc người lao động tại nhà phải tuân thủ các điều kiện trong luật pháp quốc gia và địa phương, cũng như Hiệp định ILO. 

Các tổ chức Fair Trade đều biết được điều kiện an toàn và sức khỏe của người sản xuất mà họ mua sản phẩm. Họ cố gắng, dựa trên những nền tảng hiện thời, tăng cường sự hiểu biết của người sản xuất về các vấn đề an toàn sức khỏe, cũng như nâng cao các điều kiện an toàn sức khỏe. 


  1. Khả năng phát triển quy mô sản xuất và năng lực của người sản xuất 

Tổ chức luôn cố gắng làm gia tăng các ảnh hưởng phát triển tích cực tới người sản xuất thông qua Fair Trade. 

Tổ chức luôn cố gắng phát triển kỹ năng và năng lực của người lao động cũng như của các thành viên của tổ chức. 

Các tổ chức làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất nhỏ cố gắng triển khai các hoạt động đặc biệt để giúp đỡ những nhà sản xuất nhỏ này nâng cao kỹ năng quản lí, năng lực sản xuất và tiếp cận với các thị trường địa phương / vùng / quốc tế / Fair Trade và xu hướng thị trường phù hợp. 

Các tổ chức mua các sản phẩm Fair Trade thông qua các tổ chức Fair Trade trung gian giúp đỡ các tổ chức này phát triển năng lực của họ nhằm hỗ trợ cho các nhóm sản xuất nhỏ mà họ trực tiếp làm việc cùng. 

  

  1. Đẩy mạnh Fair Trade 

Tổ chức nâng cao nhận thức về mục tiêu của Fair Trade và sự cần thiết phải có một sự công bằng trong thương mại thế giới thông qua Fair Trade. Tổ chức ủng hộ cho các mục tiêu và các hoạt động của Fair Trade dựa trên phạm vi của tổ chức. Tổ chức cung cấp cho các khách hàng các thông tin về tổ chức, về các sản phẩm, về các nhà sản xuất hoặc các thành viên đã làm nên hoặc đã thu hoạch sản phẩm. Phương pháp quảng cáo và tiếp thị phải luôn trung thực. 

  

  1. Bảo vệ môi trường 

Các tổ chức làm ra các sản phẩm Fair Trade phải tối đa hóa việc sử dụng các nguyên liệu thô từ các nguồn bền vững trong lĩnh vực của họ, mua nguyên liệu địa phương nếu có thể. Họ sử dụng các công nghệ sản xuất có thể làm giảm việc tiêu thụ năng lượng, và nếu có thể thì sử dụng công nghệ tái tạo năng lượng nhằm làm giảm hiệu ứng nhà kính. Họ tìm kiếm các phương án nhằm làm giảm ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường. 

Các nhà sản xuất Fair Trade trong nông nghiệp cố gắng giảm tối đa ảnh hưởng của họ đối với môi trường, bằng cách sử dụng chất hữu cơ hoặc các phương pháp sản xuất sử dụng ít thuốc trừ sâu bất cứ khi nào có thể. 

Người mua và người nhập khẩu các sản phẩm Fair Trade ưu tiên mua các sản phẩm làm từ nguyên liệu thô có nguồn gốc từ các nguồn quản lí bền vững, và có ảnh hưởng tổng thể tới môi trường là thấp nhất. 

Tất cả các tổ chức cố gắng sử dụng các nguyên liệu tái chế hoặc nguyên liệu có thể phân hủy để đóng gói, hàng hóa được gửi theo đường thủy bất cứ khi nào có thể. 

Tại sao lại cần tới tiêu chuẩn Fairtrade? Việc đạt được chứng nhận này sẽ mang lại những lợi ích gì?

Người tiêu dùng: 

  • Được biết và có thể tham gia tác động để giúp cho người sản xuất có mức thu nhập thỏa đáng. Không phải tất cả các giao dịch thương mại đều công bằng. Những người nông dân và công nhân là những người đứng đầu chuỗi sản xuất và thường không nhận được những lợi nhuận thoả đáng trong thương mại nên vẫn chịu mức giá và lương thấp.  
  • Được sử dụng sản phẩm lành mạnh hơn. Sản phẩm được chứng nhận Fairtrade không có GMO và được sản xuất với lượng thuốc trừ sâu hạn chế.
  • Góp phần bảo vệ môi trường. Fairtrade có các yêu cầu về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường được thực thi, khuyến khích trong toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Người lao động:

  • Tiêu chuẩn Fairtrade đảm bảo điều kiện làm việc ở tất cả các cấp, bao gồm chính người lao động thông qua việc cấm sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc lao động từ nô lệ và trẻ em không tự nguyện.

Doanh nghiệp:

  • Phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng qua hệ thống Fairtrade. 86% thế hệ trẻ ngày nay tìm kiếm các sản phẩm công bằng với người lao động và góp phần bảo phát triển bền vững. Từ đó, đạt được chứng nhận giúp doanh nghiệp của bạn phát triển doanh số thông qua lượng khách hàng phát tăng lên. 
  • Mang lại lợi ích tài chính cho sự phát triển xã hội ở chính đất nước mình. Kể từ năm 1999, nông dân và ngư dân đã được hưởng lợi ích tài chính khoảng 846 triệu đô la từ Fair Trade. 

Fairtrade áp dụng cho loại sản phẩm nào? 

Không chỉ có thể thể áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm như: cà phê, trà, thảo mộc, ca cao, trái cây tươi, rau, đường, quả hạch, dầu, bơ, đậu, ngũ cốc, rượu vang, mật ong và gia vị,… mà Fairtrade còn được áp dựng cho các sản phẩm phi thực phẩm như: quần áo, hoa, sản phẩm chăm sóc cơ thể

Làm thế nào để được chứng nhận Fairtrade?

Doanh nghiệp của bạn có thể đạt được chứng nhận Fairtrade thông qua các bước sau:

Bước 1: 

Đơn vị doanh nghiệp liên hệ tư vấn với ICOC và cung cấp các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, thông tin về lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh,… Sau đó, ICOC sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Bước 2: 

Căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp, ICOC sẽ có đội ngũ chuyên gia đến đánh giá sơ bộ thực tế và đưa ra những thay đổi phù hợp giúp doanh nghiệp trong việc áp dụng tiêu chuẩn Fairtrade. 

Bước 3: Đánh giá tài liệu

Khi đăng ký chứng nhận Fairtrade, ICOC sẽ đưa ra danh sách các hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị phục vụ cho quá trình đánh giá. Thông thường, thời gian đánh giá tài liệu, hồ sơ Fairtrade sẽ căn cứ vào quy mô cùng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Sẽ có những khoá đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ ở giai đoạn này.

Bước 4: Đánh giá 

Đoàn chuyên gia đánh giá đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng Fairtrade tại doanh nghiệp. Xem xét sự phù hợp giữa thực tế cùng những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục các sự không phù hợp trong hệ thống.

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

ICOC sẽ kiểm tra lại tình trạng cần khắc phục các điểm không phù hợp đã được chỉ ra ở bước trước đó. Sau khi các điểm không phù hợp đã được khắc phục, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận Fairtrade

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu kết quả là phù hợp, doanh nghiệp sẽ dược nhận “Giấy phép giao dịch” cho phép hạn được tiếp cận với nguồn hàng được chứng nhận Fairtrade. Bao bì sản phẩm của bạn được dán nhãn bàng con dấu chứng nhận Fairtrade 

 

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT THÊM THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC  TẠI ĐÂY 

Liên hệ ngay để ICOC tư vấn và đào tạo các tiêu chuẩn, chứng nhận cần thiết cho doanh nghiệp, tổ chức của quý anh/chị.

Thông tin liên hệ : 

Điện thoại : 0987226439 – 0902252440 (Mr.Phát)

Email : info@chungnhanphuhop.com

Facebook: www.facebook.com/chungnhanphuhopquocte/

 

error: Content is protected !!